Người khiếm thị lái xe hơi - viễn cảnh sắp thành hiện thực

| 05/04/2017 | 591 Lượt nghe

 

Một người khiếm thị thử nghiệm thành công mẫu xe tự lái của Google tại Austin (bang Texas, Mỹ).

Sau nhiều năm thử nghiệm bởi các nhân viên và kỹ sư Google, thành công này có thể được xem là cột mốc quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển loại xe tự lái của hãng công nghệ Mỹ.

“Chúng tôi đã nghiên cứu về xe tự lái gần cả một thập kỷ. Những khâu khó trong phần vận hành cần rất nhiều thời gian cũng như công sức”, theo lời của Nathaniel Fairfield, một kỹ sư Google.

Steve Mahan là người khiếm thị đầu tiên thử nghiệm loại xe tự lái trong bãi xe thử nghiệm của Google. Điều đặc biệt là anh không phải nhân viên của Google, là dân không chuyên trong lĩnh vực nghiên cứu và thử nghiệm xe hơi tự lái.

“Cảm giác giống như bạn đang được đi cùng một tay lái lụa vậy. Nếu đi cùng xe với ai đó, khi nhắm mắt lại bạn sẽ cảm nhận được người đó điều khiển xe có tốt hay không. Rõ ràng hệ thống lái tự động này vận hành rất tốt, cảm giác không khác gì so với dân chuyên lái xe”, Mahan chia sẻ.

Người khiếm thị lái xe hơi - viễn cảnh sắp thành hiện thực

Steve Mahan, một người khiếm thị, là người đầu tiên không phải nhân viên Google một mình đi xe tự lái. Chuyến đi thực hiện vào tháng 10/2015. Ảnh: Waymo.


Google cho biết loại xe này đã chạy trên hơn 2 triệu m đường trong thành phố để kiểm tra khả năng vận hành và hãng đã dành 6 tháng kiểm tra khả năng hoạt động của xe trước khi Mahan tiến hành thử nghiệm.

Mahan cho biết đã có quãng thời gian trải nghiệm thú vị tại vùng lận cận của Austin, Texas. Chiếc xe thử nghiệm có hệ thống máy tính dự phòng và nhiều hệ thống điều khiển khác.

Trong khi đó, Costa Samaras, chuyên gia về tự động hóa của trường đại học Carnegie Mellon bày tỏ lo ngại: “Việc không có người điều khiển sẽ làm tăng khả năng máy tính có thể bị lỗi hoặc máy móc gặp trục trặc”.

Google là một trong những công ty công nghệ đầu tiên tham gia vào lĩnh vực vốn là ưu thế của những nhà sản xuất xe hơi tại Detroit và các nơi khác trên thế giới. Sau những lần kiểm tra kỹ thuật bắt buộc bởi các nhân viên Google, công ty này bắt đầu cho phép loại xe tự lái không có vô-lăng và bàn đạp chạy thử nghiệm trên đường. Với quyết định này, Google trở thành nhân tố nổi trội, bởi lẽ ngành công nghiệp hiện nay với mục tiêu là nhu cầu bán được xe ra thị trường, cũng đang từng bước tiếp cận và giới thiệu dòng phương tiện không tài xế này.

Thông báo của Google về việc thử nghiệm thành công loại xe tự lái với người khiếm thị được đưa ra cùng lúc với một dự luật của chính quyền ông Obama, có thể quy định các loại xe hơi đời mới cần có khả năng kết nối không dây với nhau. Một số ý kiến cho rằng quy định này sẽ tăng độ an toàn nhưng đồng thời cũng tăng khả năng bị thâm nhập cũng như rò rỉ thông tin cá nhân.

Ví dụ cho việc các phương tiện giao tiếp và kết nối với nhau là hộp kết nối không dây có thể ra lệnh cho xe dừng lại khi có một phương tiện khác sắp sửa vượt đèn đỏ. Các văn phòng liên bang nói rằng các công nghệ này “sẽ không thu thập, phát tán hoặc chia sẻ thông tin cá nhân cũng như thông tin của các phương tiện được kết nối với nhau, hoặc có khả năng kết nối với nhau vì vấn đề bảo mật thông tin là rất thực tế”.

Việc các phương tiện có thể kết nối với nhau được phần lớn các hãng sản xuất xe tự lái coi như nền tảng để phát triển dòng xe này, ngoại trừ một vài hãng với quan điểm riêng. “Nếu vậy, chúng ta không cần đến biển hiệu, cột mốc hoặc thậm chí là đèn giao thông”, Jim Barbareso, phó chủ tịch của hệ thống phương tiện thông minh tại HNTB Infrastrure Solutions bày tỏ. “Xe hơi có thể đi qua các ngã tư mà không sợ đâm vào nhau và không cần đến sự trợ giúp của tín hiệu giao thông”.

Fairfield cho rằng kết nối trực tiếp giữa các phương tiện là một nền tảng giá trị nhưng không phải yếu tố thiết yếu giúp đưa các loại xe tự lái vào cuộc sống. “Có loại công nghệ nói cho bạn biết khi nào xe sẽ phanh lại và phanh với mức độ ra sao. Việc đó trong một vài trường hợp rất hữu ích nhưng chúng ta vẫn có thể xác định rằng với hệ thống radar, laser và camera, thì công nghệ đó không hữu dụng đến mức tuyệt đối”.

The Competitive Enterprise, nhóm chuyên gia đặt trụ sở tại Washington cho rằng, quyết định của chính quyền Obama về vấn đề này là một động thái “nửa đêm”. Marc Scribner, một nhà nghiên cứu cho rằng chính quyền của Trump nên ngay lập tức hủy bỏ đề xuất “nguy hiểm” này.

Theo vnexpress

Đánh giá bản tin này