Kinh nghiệm xử lý của chuyên gia giáo dục khi con vòi quà
Thấy bạn có đồ chơi đẹp, sách truyện hay, bọn trẻ muốn mình cũng có. Thế nhưng, bản tính của trẻ thường cả thèm chóng chán, sau khi được sở hữu món đồ, trẻ lại không biết giữ gìn.
Khi cho con vô điều kiện, các bố mẹ đã tạo cho con một suy nghĩ rằng tiền quá dễ kiếm, sự chăm sóc của cha mẹ là đương nhiên và con rất ít khi quan tâm đến những khó khăn của cha mẹ gặp phải. Cho con vô điều kiện khiến trẻ thường ích kỷ hơn, nảy sinh tính hay đòi hỏi, so bì, dễ ăn vạ.
Khi con đòi mua đồ, chị không nói với con rằng mình nhà nghèo nên không mua. Nói thế "sẽ khiến con thật sự khao khát, mong mỏi có món đồ đó. Vì vậy, người khác cho con thì con dễ nghe theo và tin yêu người đó. Điều này sẽ khiến con bị nguy hiểm nếu đó là kẻ xấu", chị lý giải.
Thay vào đó, chị cho con tự đánh giá xem món đó có cần mua hay không? Nếu thật sự không thể thiếu được thì con sẽ được mua. Nếu món đó mua cũng được, không mua cũng không sao thì con nên cân nhắc, mỗi tháng (hoặc quý, năm) chị sẽ cho con mua tổng cộng từ 2 đến 3 món như vậy. Nếu con đã quyết mua món này rồi thì tổng số được mua sẽ bị trừ đi. Nếu mua hết quota rồi thì đương nhiên con không được mua nữa.
Chị cũng nói với con là nếu bố mẹ tự mua cho con thì sẽ không tính và không bị trừ vào số lượng quy định. Còn nếu con đòi người khác như ông bà, chú dì... những món đó thì con sẽ bị phạt, trừ đi một cái trong số quy định. Sau vài lần bị phạt, con nhớ và không đòi khách nữa.
Khi con đòi mua quà, chị cũng hay hỏi con về tình trạng của những món đồ con quyết tâm mua, hiện món nào con còn thích, món nào hết thích rồi. Sau một thời gian chơi, con chị chẳng còn thích món nào nữa cả. Lúc này, bé cảm thấy việc mua đó thật lãng phí vì đã làm bé hết quota mua đồ mới. Dần dà, con chị học được tính tiết kiệm và xem xét có nên mua hay không.
Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất trong cách làm này là các cha mẹ phải phân biệt rõ món nào cần mua (không thể không mua) và món muốn mua (không mua cũng không sao).
Theo xaluan