Mỹ tham vọng xây thành phố lơ lửng trên trời
Một công ty kiến trúc Mỹ công bố thiết kế tòa nhà chọc trời mang tên Analemma được treo lơ lửng trên một tiểu hành tinh cách Trái Đất 50.000 km.
Clouds Architecture Officecông bố thiết kế tháp Analemma, được gọi là “tòa nhà cao nhất thế giới“.
Theo tờ Daily Mail, công ty kiến trúc Clouds Architecture Office ở New York, Mỹ công bố thiết kế tháp Analemma, được gọi là "tòa nhà cao nhất thế giới".
Tòa nhà này lơ lửng trên trời.
Tháp Analemma sẽ được treo trên một tiểu hành tinh quay quanh Trái Đất ở độ cao 50.000 km, di chuyển theo quỹ đạo hình số 8 giữa Bắc và Nam bán cầu.
Tòa tháp này sẽ được treo vào tiểu hành tinh bằng mạng lưới cáp có sức bền cao mang tên Hệ thống Hỗ trợ Quỹ đạo đa dụng (UOSS).
Tháp Analemma được kỳ vọng sẽ trở thành thành phổ nổi.
Tháp Analemma được kỳ vọng sẽ trở thành thành phổ nổi. Nó được phân chia thành nhiều không gian nhỏ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau.
Không gian buôn bán làm ăn sẽ được triển khai tại phần dưới của tòa nhà, còn các căn hộ ngủ sẽ chiếm 2/3 diện tích còn lại.
Cư dân sống tại đây cũng có thể đến vườn trồng cây.
Cư dân sống tại đây cũng có thể đến vườn trồng cây, nơi cầu nguyện và khu vui chơi giải trí xây sẵn trong tòa nhà. Điện sẽ được chuyển hóa từ năng lượng Mặt trời, nguồn nước tích tụ và lọc sạch từ mưa và mây.
Tuy nhiên, khi xét về điều kiện khí hậu khi sống trên cao nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại. Họ cho rằng có thể khi đó con người bắt buộc phải cần bộ đồ bảo hộ để chống lại nhiệt độ -40 độ C và điều kiện gần như chân không trên "thành phố nổi".
Theo xaluan