Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

| 29/03/2017 | 593 Lượt nghe

 

Nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, nếu có một chiếc cúp vô địch dành cho trực thăng tấn công thì nó phải được trao cho Mil Mi-28.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một
ảnh minh họa

Trực thăng tấn công Mi-28 là dòng trực thăng chiến đấu hạng nặng hiện đại nhất của hãng Mil Moscow phát triển cho Không quân Nga sử dụng. Nó đã được sản xuất từ năm 1982 tới nay với giá thành khoảng 15 triệu USD mỗi chiếc theo thời giá năm 2002.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Sự ra đời của trực thăng Mil Mi-28 dựa trên sự thành công của Mi-24, chiếc trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới có khả năng... vận tải. Tuy nhiên các chuyên gia Liên Xô khi đó lại muốn chiếc trực thăng chiến đấu này chỉ chuyên biệt một mục đích duy nhất chứ không "ôm đồm" như phiên bản Mi-24 tiền nhiệm. Nguồn ảnh: Defense.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Do đó,trực thăng chiến đấu Mi-28 được ra đời với nhiệm vụ chuyên biệt duy nhất đó là chống tăng. Toàn bộ phần thân của chiếc Mi-28 chỉ có duy nhất một pháo 30mm gắn ở phía mũi, tất cả các vũ khí hạng nặng của nó bao gồm tên lửa, rocket, gunpod, bom hàng không đều được được treo lên hai cánh vũ khí ở thân máy bay. Dù được gọi là "cánh" nhưng bộ phận này chỉ có một tác dụng duy nhất là làm giá treo vũ khí chứ không có tác dụng nâng máy bay. Nguồn ảnh: Brief.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Mặc dù không được thiết kế với khả năng vận tải, tuy nhiên chiếc Mi-28 vẫn có một khoang hành khách đủ chỗ cho 3 người chen chúc nhau. Sở dĩ có khoảng trống này là do thiết kế của Mi-28 được học tập khá nhiều từ Mi-24 và dù cố "nhồi nhét" đủ mọi loại máy móc phức tạp vào thân máy bay thì các kỹ sư Liên Xô cũng không thể "lấp đầy" được khoảng trống náy. Nguồn ảnh: Youtube.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Tuy nhiên chính nhờ khoảng trống này mà các trực thăng Mi-28 loại bỏ được điểm yếu chí tử nhất của trực thăng chiến đấu Apache AH-64 của Mỹ. Với khoang "hành khách" 3 chỗ ngồi này trực thăng Mi-28 có thể thực hiện các nhiệm vụ rải biệt kích, hay sơ tán, giải cứu binh lính dưới mặt đất mà không cần đến sự hỗ trợ từ các trực thăng vận tải chuyên biệt như chiếc Apache. Nguồn ảnh: Youtube.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Một điểm nữa giúp chiếc trực thăng chống tăng Mi-28 trở thành vô địch đó là khả năng chuyên chở vũ khí đáng kinh ngạc của nó. Nếu như Apache AH-64 chỉ có khả năng mang theo khoảng 770 kg vũ khí (các nguồn không chính thức), thì Mi-28N-một phiên bản của trực thăng chiến đấu Mi-28 lại có khả năng mang theo tới... 2.300 kg, nghĩa là gấp 3 lần. Nguồn ảnh: Youtube.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Với tải trọng vũ khí "khủng" tới vậy, chiếc Mi-28 có thể mang theo tới 16 quả tên lửa chống tăng 9M120 dẫn đường bằng vô tuyến có khả năng chống nhiễu cao tầm bắn đến 8km với sức xuyên 950 mm thép sau giáp phản ứng nổ. Sức xuyên này khá tốt, và chúng được xem là có thể phá hủy hầu hết các loại xe tăng hiện đại. Nguồn ảnh: Defense.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Ngoài ra, Mi-28 còn có thể mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn để tự vệ trước các trực thăng tấn công của đối phương. Mặc dù được chuyên biệt nhiệm vụ chống thiết giáp, tuy nhiên với khả năng mang theo các bom đối đất, gunpod hay rocket để tấn công các mục tiêu kiên cố, các mục tiêu bay hay các mục tiêu di động trên biển của đối phương mà không gặp phải bất cứ trở ngại gì. Nguồn ảnh: Sputnik.

Loạt lý do đưa Mi-28 thành trực thăng tấn công số một

Cuối cùng, trực thăng Mi-28 có kết cấu mô-đun, nghĩa là các chi tiết có thể dễ dàng tháo ra thay mới khi cần sửa chữa, điều này đã tạo ra lợi thế cực lớn cho nó ở chiến trường khi mà chỉ cần khoảng một vài tiếng đồng hồ là một chiếc Mi-28 đã có thể cất cánh chiến đấu tiếp dù trước đó chỉ vài tiếng thôi nó còn đang trong tình trạng "bầm dập" vì hỏa lực của đối phương.

Theo xaluan

Đánh giá bản tin này