Lạm dụng nước muối sinh lý: Cách "thương con 1 hại con 10" của nhiều cha mẹ

| 06/04/2017 | 333 Lượt nghe

 

Đối với một trẻ sơ sinh không mắc bệnh, không phải là "bệnh nhân", thì không nên lạm dụng để sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày.

Lạm dụng nước muối sinh lý: Cách ‘ thương con 1 hại con 10’ của nhiều cha mẹ
Cha mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý

Theo báo, dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt,… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường.

Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương.

Muôn cách dùng nước muối sinh lý

Dung dịch nước muối dùng để xúc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da hoàn toàn không vì mục đích sát khuẩn, thậm chí dùng dung dịch với nồng độ muối cao gọi là nước muối ưu trương mà cơ thể chịu được (chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau xót khi rửa vết thương còn dung dịch muối nồng độ cao sẽ gây đau xót) vẫn không làm các mầm bệnh như vi khuẩn bị tiêu diệt.

Khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương, bác sĩ khuyên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) xúc hay rửa chính là làm sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn chứ không nhằm sát khuẩn. Nếu muốn sát khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng dung dịch sát khuẩn kèm theo, hoặc có khi không cho dùng kèm theo.

Lạm dụng nước muối sinh lý: Cách ‘ thương con 1 hại con 10’ của nhiều cha mẹ

Có vô vàn cách sử dụng nước muối sinh lý

Trong trường hợp bất đắc dĩ không mua được dung dịch NaCl 0,9%, khi cần rửa mũi khi viêm mũi xoang hoặc xúc miệng do viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da ta có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý tự pha (lưu ý dùng nước sạch và pha đúng nồng độ tức pha 9 gram muối sạch trong 1 lít nước sạch).

Ở đây cần lưu ý, người ta còn dùng dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% chứ không thể tự ý pha chế muối ăn với nước ở nhà để làm thuốc nhỏ mắt (dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương).

Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% là thuốc tiêm truyền (gọi tắt là dịch truyền) thì đây là dung dịch tốt nhất trong sử dụng vì phải đạt các tiêu chuẩn của thuốc dùng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt là độ vô trùng tuyệt đối để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Mặc dù là thuốc dùng ngoài nhưng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, dung dịch rửa vết thương NaCl 0,9% phải dùng thận trọng, đặc biệt cho trẻ con

Không có tác dụng

Trao đổi báo chí, Th.s Lê Nhất Phương Hồng chuyên gia sữa mẹ - Viện Sữa mẹ quốc tế cho biết, đối với một trẻ sơ sinh không bệnh, không phải là "bệnh nhân", thì không nên lạm dụng để sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày. Bởi, cơ thể bé sơ sinh đã có đầy đủ các hệ thống dịch sát khuẩn tự nhiên để bảo vệ hệ niêm mạc, đặc biệt là đối với các bé được bú mẹ hoàn toàn.

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó khả năng hắt xì hơi và chảy nước mũi để giúp tống loại bụi, bẩn, khuẩn lạ, mầm bệnh ra ngoài của bé rất cao. Niêm mạc này cũng đang được hoàn thiện hàng ngày khi bé được nuôi sữa mẹ từ khi lọt lòng và sữa mẹ hoàn toàn. Hệ niêm mạc này luôn tạo ra loại chất nhờn sát khuẩn và giữ ẩm tự nhiên và loại chất nhờn tăng thêm phát sinh khi cần loại bỏ mầm bệnh (đó là khi bé chảy nhiều nước mắt, hoặc chảy nước mũi).

Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường nhật như mô tả ở trên, có thể gây nên 2 nguy cơ, 1 là đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/ hoặc tay người chăm sóc không sạch, 2 là nước muối sinh lý làm khô chính lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi.

Lượng nước mũi do bị kích ứng này tụ lại ở mũi họng, mà nhiều bố mẹ hay than phiền là con hay ngạt mũi, hay thở khò khè và hay ho. Lúc này đây, các mẹ càng gia tăng việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, tác dụng khô mũi tức thời, bé thở được ngay không ngạt mũi nữa, nhưng tiếp tục dùng nước muối sinh lý, lại tiếp tục kích ứng tạo nước mũi thành một cái vòng lẩn quẩn.

Theo xaluan

Đánh giá bản tin này