Dấu hiệu nhận biết trẻ hiếu hụt canxi và mẹ phải bổ sung gấp
Thiếu canxi không những ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, răng mà còn là nguyên nhân khiến bé chậm phát triển trí não.
Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ thể. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nhu cầu canxi cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Họ cần canxi này để tăng trưởng và hình thành xương.
Đôi khi, trẻ em thiếu canxi là kết quả của sự thiếu hụt từ khi còn trong bụng mẹ hoặc do chế độ ăn uống không được quan tâm, nghèo canxi.
Một thực tế phổ biến được đánh giá rằng sữa (là một sản phẩm giàu canxi) nên nằm trong kế hoạch chế độ ăn uống của trẻ. Ngoài sữa, một số thực phẩm như cũng rất giàu canxi cần có trong bữa ăn hàng ngày của các đối tượng này.
Trẻ thiếu hụt canxi có thể khiến hệ tiêu hóa đường ruột hoạt động kém. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thực tế là hầu hết trẻ em vẫn không nhận được liều lượng cần thiết của canxi trong chế độ ăn uống dẫn đến một loạt các vấn đề:
Sức khoẻ xương kém
Việc hấp thụ đủ canxi trong suốt 20 năm đầu đời đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của hệ thống xương và cơ thần kinh. Thiếu canxi có thể khiến trẻ bị còi xương (đặc trưng là dị tật ở chân và cổ tay) và các dị dạng xương khác. Trẻ thiếu canxi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương khoảng 70%.
Đường ruột kém
Các nghiên cứu cho biết lượng canxi không đủ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và dẫn đến sự hấp thu chất dinh dưỡng kém. Tình trạng này còn gây ra bệnh Celiac ở thanh thiếu niên và trẻ em.
Nếu có sự thiếu hụt canxi và vitamin D trong cơ thể thì bệnh viêm ruột là một trong những phản ứng phụ. Trẻ em bị viêm ruột có sức tiêu hóa kém và bị nôn mửa nghiêm trọng.
Não hoạt động kém
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bị thiếu hụt canxi có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) trong những năm trưởng thành khá cao, hơn 50%.
Cần lưu ý rằng hàm lượng canxi không đủ trong máu có thể dẫn đến việc não bộ hoạt động kém, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nhớ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống.
Ở thể nhẹ, một số trẻ thiếu canxi có thể luôn cảm thấy lo lắng, nhức đầu.
Liều lượng canxi cần thiết cho trẻ
Theo ý kiến từ viện Y học, liều lượng canxi cụ thể cần cho trẻ ở các độ tuổi: từ 1-3 tuổi cần ít nhất 700 mg canxi mỗi ngày; trẻ từ 4 - 8 tuổi nên tiêu thụ ít nhất 1000 mg canxi mỗi ngày; trẻ từ 9 - 18 tuổi cần ít nhất 1300 mg canxi mỗi ngày.
Dấu hiệu trẻ thiếu hụt canxi:
Nếu bé nhà bạn bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây thì đó có thể là một dấu hiệu chắc chắn về sự thiếu hụt canxi:
- Chuột rút cơ bắp là dấu hiệu cho thấy chắc chắn của sự thiếu canxi. Trẻ thiếu canxi có thể hay kêu đau ở dưới nách, bắp đùi và cánh tay trong khi di chuyển.
- Khó ngủ cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang cần bổ sung canxi. Trong những trường hợp khác, trẻ thiếu canxi có xu hướng thức dậy nhiều lần vào ban đêm.
Nếu thấy con chậm mọc răng có thể là dấu hiệu thiếu hụt canxi. Ảnh minh họa
- Bé chậm mọc răng: như đã nói ở trên, canxi rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng ở trẻ nhỏ. Vì thế, nếu thấy con đến tuổi mọc răng nhưng chưa mọc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ vì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu hụt canxi.
- Móng tay chân yếu hoặc hay bị xước cũng là dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt canxi vì canxi góp phần trong sự phát triển của móng tay chân.
- Bé gái dậy thì chậm và có vấn đề về kinh nguyệt so với bạn đồng trang lứa.
Nếu thấy con có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện ra tình trạng của bệnh và nhanh chóng giúp bé bổ sung liều lượng canxi cần thiết.
* Bài viết tham khảo thông tin từ indiaparenting, buzzle.
Theo eva