Business Insider: Coi thường Triều Tiên là sai lầm không thể cứu vãn của Mỹ

| 03/04/2017 | 328 Lượt nghe

 

Việc áp dụng chính sách sai lầm trong thời gian dài đã khiến cơ hội phủ đầu quân sự Triều Tiên của Mỹ ngày càng hẹp lại - tờ Business Insider ngày 31/3 nhận định.

Business Insider: Coi thường Triều Tiên là sai lầm không thể cứu vãn của Mỹ
ảnh minh họa

Trừng phạt - Chiêu bài không hoàn hảo

Kể từ thời chính quyền Bill Clinton, Mỹ đã cân nhắc các biện pháp quân sự và áp đặt lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Nhưng không một chính sách nào kể trên có hiệu quả do những nhận định sai lầm của Mỹ về Triều Tiên.

Mỹ và Liên hợp quốc đã tìm cách làm suy yếu Triều Tiên thông qua việc hạn chế khả năng tiếp cận thương mại và ngân hàng của nước này với thế giới. Nhưng bất chấp áp lực của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên đã liên tục chứng tỏ năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của mình.

"Tốc độ thử nghiệm của Triều Tiên, đặc biệt là về tên lửa đạn đạo, đã đạt nhiều tiến triển trong năm qua", Kelsey Davenport, giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ cho biết.

Business Insider: Coi thường Triều Tiên là sai lầm không thể cứu vãn của Mỹ

Tốc độ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đang phát triển.

Triều Tiên không chỉ tiến hành số vụ thử tên lửa nhiều hơn, mà còn tìm cách mở rộng tầm bắn của tên lửa, với mục đích đa dạng hóa kho vũ khí và đánh bật các lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh.

"Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ nhất của Mỹ và Liên hợp quốc, Triều Tiên đã chứng tỏ năng lực khi tự mình sản xuất những công nghệ bị các nước cấm vận phủ nhận", ông Davenport nói. Ông cho biết thêm, việc tuân thủ các lệnh trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc cũng không được các nước thực thi nghiêm ngặt.

Nhiều nước nhỏ ở châu Á không đủ khả năng thực thi lệnh trừng phạt, như khám xét hàng hóa trên tàu tới Triều Tiên, hoặc theo dõi các công nghệ kép có cả ứng dụng dân sự và quân sự.

Điều này tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn cho các quốc gia nhỏ không đủ khả năng mua hàng Trung Quốc hoặc không thể tiếp cận vũ khí của Mỹ hoặc châu Âu, các thị trường vốn được kiểm soát nghiêm ngặt.

Theo Reuters, Triều Tiên đã sử dụng một mạng lưới địa chỉ và tên giả để qua mặt các nước làm ăn với họ. Theo báo cáo, doanh nhân Triều Tiên có thể lấy tên như doanh nhân Hàn Quốc, hoặc đề địa chỉ ở "Cộng hòa Triều Tiên" hoặc "PY city" (thành phố Bình Nhưỡng).

"Lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc chỉ hữu hiệu nếu tất cả các quốc gia cùng đồng thuận thực thi. Liên Hợp Quốc không có lực lượng cảnh sát để thi hành các lệnh trừng phạt ấy. Mọi thứ tùy thuộc vào các quốc gia thành viên", Rodger Baker, giám đốc công ty phân tích địa chính trị Stratfor, cho biết.

Theo Baker, có thể một số nước không muốn thực thi lệnh trừng phạt với Triều Tiên, trong đó, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Theo Baker, Trung Quốc đã "nhắm mắt làm ngơ" với Triều Tiên, và lo ngại về nguy cơ nước này sụp đổ hơn là chương trình hạt nhân bởi một Triều Tiên thống nhất, ngả về phương Tây, sẽ đe dọa tới tham vọng khu vực của Trung Quốc.

Sai lầm của Mỹ

Lệnh trừng phạt chỉ là một công cụ khiếm khuyết để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Baker cho rằng, chính nhận định sai lầm của Mỹ mới là nguyên nhân dẫn tới thất bại trong nỗ lực kiềm chế Bình Nhưỡng.

"Suốt một thời gian dài, Mỹ đã tin rằng chế độ hiện tại ở Triều Tiên sẽ sụp đổ một cách không thể tránh khỏi. Mỹ đã nghĩ Triều Tiên sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh", ông nói.

Baker nhận định, Mỹ đã sai khi so sánh Triều Tiên với các nước Đông Âu. Các nước này sụp đổ khi người dân mất lòng tin vào chính phủ và đòi hỏi quyền tự do lớn hơn.

Trong khi đó, gia tộc họ Kim đã xây dựng một nhà nước dựa trên nền tảng chính trị và xã hội truyền thống của Triều Tiên. "Họ đã tận dụng chủ nghĩa dân tộc có lịch sử lâu đời ở Triều Tiên và triển khai hệ thống xã hội mang tính Khổng giáo chặt chẽ hơn cả Trung Quốc", ông nói.

Lệnh trừng phạt chỉ có hiệu quả cao nhất khi một nước muốn tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng Triều Tiên lại không có nhu cầu đó.

Ngoài ra, Triều Tiên đã từng bước cải thiện nền kinh tế của họ. Nạn đói đã chấm dứt, và tiền đang đổ vào từ những quốc gia không thể hoặc không muốn tuân thủ lệnh trừng phạt. Truyền thông Triều Tiên đã làm rất tốt công việc mô tả phương Tây là thế lực xấu xa.

Business Insider: Coi thường Triều Tiên là sai lầm không thể cứu vãn của Mỹ

Triều Tiên đã từng bước cải thiện kinh tế.

Trong khi phương Tây đánh giá thấp sức mạnh nội tại của Triều Tiên, nước này đã "đọc vị" được quyết tâm chính trị của phương Tây.

Triều Tiên biết rằng, lệnh trừng phạt là giới hạn cuối cùng của Mỹ và Liên hợp quốc. Và trọng tâm của chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã chuyển từ việc gây sức ép - nhượng bộ để đổi lấy hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế - sang dùng đó làm chính sách bảo hiểm cho cả quốc gia.

Khi Triều Tiên tăng tốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân thì cánh cửa phủ đầu quân sự của Mỹ nhằm vào chính quyền Kim Jong Un sẽ ngày càng hẹp lại.

Omar Lamrani, chuyên gia quân sự cao cấp của Stratfor nhận định, hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện có ở Triều Tiên đồng nghĩa với việc: Mỹ không thể đe dọa nước này bằng hỏa lực hạt nhân được nữa.

"Triều Tiên đã tiến tới mức mà Mỹ cảm thấy mình không còn thời gian nữa", Lamrani nói.

Theo xaluan

Đánh giá bản tin này