Biểu tượng của Canada có hiệu quả y học không ngờ
Theo Zee News, các nhà khoa học Canada đã tìm ra một phương pháp độc đáo để tránh sự xuất hiện của vi khuẩn đề kháng với thuốc điều trị. Phương pháp mà các nhà khoa học đề xuất thật đơn giản: dùng một chất chiết xuất từ si-rô cây thích (cây phong- biểu tượng của Canada) để làm cho kháng sinh mạnh hơn. Và như vậy, sẽ giảm được liều lượng kháng sinh cần thiết, rút ngắn được thời gian điều trị.
ảnh minh họa
Điều này có nghĩa là vi khuẩn sẽ không thể phát triển sức đề kháng. Hơn nữa, liều lượng kháng sinh thấp còn giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Cụ thể, các nhà khoa học ở Đại học McGill (Canada) xứ sở nổi tiếng với đặc sản si-rô cây thích, tách bỏ đường và nước khỏi si-rô chỉ lấy các hợp chất phenolic (tạo một màu vàng đặc trưng cho nước si-rô). Các thí nghiệm tiếp theo được thực hiện để kiểm tra xem liệu chiết xuất phenolic từ si-rô có nâng cao đặc tính kháng khuẩn của thuốc kháng sinh ciprofloxacin và carbenicillin hay không. Kết quả thật là ấn tượng: chất chiết xuất phenolic giúp duy trì hiệu lực kháng khuẩn của kháng sinh trong khi giảm liều dùng đi 90%.
Sự kết hợp thuốc kháng sinh và chất chiết xuất phenolic chứng tỏ có hiệu quả đối với nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả E coli (nhiễm trùng đường tiêu hóa), Proteus mirabilis (nhiễm trùng đường tiết niệu), Pseudomonas aeruginosa (nhiễm trùng bệnh viện). Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ nhờ đâu mà chiết xuất phenolic làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh. Có một giả thuyết cho rằng chất chiết xuất phenolic làm tăng tính dễ thâm nhập vào các vi khuẩn, do đó giúp thuốc kháng sinh ngấm sâu vào các tác nhân gây bệnh. Cũng có nhà khoa học cho rằng có thể chiết xuất phenolic giúp ngắt cái gọi là “ bơm vi khuẩn” thường đẩy thuốc kháng sinh ra khỏi vi khuẩn, nhờ vậy làm tăng mạnh liệu quả của thuốc.
Được biết si- rô cây thích (cây phong) thường được làm từ nhựa cây thích (cây phong). Loại đường si- rô cây thích thường được dùng với bánh kếp, bánh quế, bánh mì nướng kiểu Pháp, hay cháo yến mạch. Nó cũng được dùng như là chất tạo độ ngọt và hương vị. Các chuyên gia ẩm thực thường ca ngợi mùi vị đặc trưng của đường si- rô cây thích, mặc dù người ta vẫn chưa hiểu được hoàn toàn thành phần hóa học của nó.
Theo xaluan